Phân biệt sự khác nhau giữa Miễn nhiệm, Bãi nhiệm và Cách chức

(Kiến Thức Mẹo Vặt) – Nhiều bạn vẫn hay nhầm giữa 03 cụm từ này, một số thì hiểu sai và thậm chí là không biết chúng khác nhau hay giống nhau. Xét về ý thì dùng để chỉ việc thôi không còn giữ chức vụ của các chức vụ được bầu, bổ nhiệm. Tuy nhiên xét về bản chất 3 từ này được dùng ở các trường hợp khác nhau. Ngoài ra, chúng ta sẽ nói sơ về các cụm từ khác như: Thôi giữ chức vụ, Từ chức

Để hiểu rõ hơn về khái niệm của 3 từ này, dưới đây là bảng phân biệt để thấy rõ sự khác nhau giữa chúng, các bạn lưu ý nhé.

Tiêu chí

Miễn nhiệm

Bãi nhiệm

Cách chức

Khái niệm

Cho thôi giữ chức vụ do không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, do yêu cầu của nhiệm vụ hoặc theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác.

Buộc thôi giữ chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ do vi phạm pháp luật, vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước.

Người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một vị trí nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

Mức độ

Nhẹ

Nặng

Rất nặng

Lý do

– Không hoàn thành nhiệm vụ.

– Thiếu trách nhiệm.

– Yêu cầu của nhiệm vụ.

– Theo đề nghị của cán bộ, công chức vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác.

– Vi phạm pháp luật.

– Vi phạm về phẩm chất, đạo đức.

– Không còn xứng đáng giữ chức vụ được giao ở cơ quan nhà nước.

– Vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.

– Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

Bản chất

Là hình thức giải quyết cho việc thôi không giữ chức vụ.

Là hình thức xử lý kỷ luật

Hình thức

– Người đang giữ chức vụ xin miễn nhiệm và cấp trên chấp thuận.

– Cấp trên ra quyết định miễn nhiệm vì lý do không hoàn thành nhiệm vụ, yêu cầu nhiệm vụ…

– Cử tri, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bãi nhiệm.

– Lưu ý: việc bãi nhiệm chỉ được thực hiện khi có 2/3 tổng số phiếu biểu quyết tán thành.

– Cấp trên có quyền cách chức cấp dưới khi có một trong các lý do nêu trên

Kết quả

– Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước.

– Làm việc tại một vị trí, chức vụ khác trong cơ quan nhà nước.

– Không còn làm việc tại cơ quan nhà nước

Ngoài ra, Một số cụm từ khác:

Thôi giữ chức vụ: Việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ chấm dứt chức vụ để nhận nhiệm vụ khác hoặc nghỉ để chữa bệnh. Việc thôi giữ chức vụ gắn với yếu tố khách quan.

Từ chức: Việc cán bộ tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Cấp có thẩm quyền là cấp có quyền quyết định bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y).

Theo Kiến Thức Mẹo Vặt biên soạn, tổng hợp.